Cách chế biến tổ yến tảo đỏ cho người tiểu đường

Cách chế biến tổ yến tảo đỏ cho người tiểu đường – Nhiều người bị bệnh tiểu đường nghĩ rằng mình không thể dùng tổ yến. Tuy nhiên tổ yến lại rất tốt nó có nhiều công dụng tron đó có công dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Chính vì vậy người bị bệnh tiểu đường có thể hoàn toàn yên tâm dùng Tổ yến sào để bồi bổ cơ thể và giảm ổn định lượng đường trong máu. Tuy nhiên cần biết cách chế biến tổ yến sao cho phù họp để mang lại hiệu quả tốt nhất mà không gây bất lợi cho căn bệnh của mình. Bởi cách chế biến tổ yến với đường phèn là cách thông dụng, dễ làm mà giữ được chất dinh dưỡng có trong tổ yến. Nhưng đối với người bệnh tiểu đường thì không thể dùng với đường phèn, điều đó càng làm lượng đường trong máu tăng lên. Vì thế hãy cùng xem cách chế biến tổ yến táo đỏ cho người tiểu đường dưới đây nhé.

Tác dụng của tổ yến và táo đỏ

Tổ yến như chúng ta đã biết nó có rất nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Đây là một thực phẩm hoàn toàn từ tự nhiên, giàu chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Tổ yến sào giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch, giúp ăn ngon, ngủ sâu, tăng cường khả năng tạo máu, giảm các chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu. Tổ yến còn có công dụng phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả như tăng miễn dịch, chống viêm, các bệnh về phổi, gan, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, có khả năng chống ung thư, ngăn không cho tế bào ưng thư phát triển và di căn. Do trong tổ yến có hơn 18 loại axit amin trong đó có những loại cần thiết cho cơ thể mà cơ thể không tự tổng hợp được, với khoảng 50% là protein nhưng không chứa chất béo, cùng nhiều khoáng chất các nguyên tố đa lượng và vi lượng.

Tổ yến táo đỏ

Tổ yến táo đỏ

Còn táo đỏ, trong đông y cũng được xem là một vị thuốc có nhiều công dụng như hỗ trợ điều trị các chứng suy nhược, phù tay chân, thanh lọc cơ thể, giải đọc và nhiệt gan, phù hợp với bệnh nhân dùng nhiều các thuốc tây, uống nhiều bia rượu và thuốc lá. Điều hòa các thuốc khác, nếu dùng đều đặn và đủ thời gian sẽ giúp người nhẹ nhõm, tinh thần thoải mái, giúp tăng tuổi thọ. Ngoài ra nó còn giúp bổ máu, đặc biệt rất tốt cho người có sức khỏe kém và phụ nữ đang mang thai.

Cách chế biến tổ yến tảo đỏ cho người tiểu đường

Cách chế biến tổ yến tảo đỏ cho người tiểu đường – Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu cần để chế biến món này bao gồm tổ yến nguyên chất. Và táo đỏ, có thể dùng thêm gừng để tạo nên mùi thơm cho món ăn và giảm bớt mùi tanh của tổ yến.

Tổ yến táo đỏ rất tốt cho người tiểu đường

Tổ yến táo đỏ rất tốt cho người tiểu đường

Làm sạch các nguyên liệu: Tổ yến nguyên chất đem ngâm với nước nóng cho đến khi nào các sợi yến tách ra, làm sạch gắp hết lông và các tạp chất để được những sợi yến sạch. Táo đỏ rửa sạch, ngâm với nước ấm đến khi thấy táo nở ra thì vớt để ráo nước. Gừng thì rửa sạch, thái thành các lát mỏng.

Chế biến món tổ yến táo đỏ : Tổ yến ta đem chưng cách thủy bằng dụng cụ thủy tinh là tốt nhất, tránh dùng inox, nhôm…vì nó có thể làm biến chất các chất trong tổ yến, đem chưng tầm 20-30 đến khi tổ yến chín. Còn táo đỏ cho nước vào đun sôi rồi vặn lửa nhỏ cho đến khi táo chín mềm, vì là nấu cho người tiểu đường nên ta không cho đường phèn vào cùng, vị ngọt thanh của táo đỏ vẫn giúp món ăn giữ được vị ngon. Bên cạnh đó có thể tìm mua loại đường dùng cho người tiểu đường để thay thế đường phèn, sau đó cho vài lát gừng vào. Cuối cùng cho táo ra bát cùng tổ yến vậy là được món tổ yến táo đỏ cho người tiểu đường.

Bên cạnh đó người bệnh tiểu đường nên nghe lời khuyên của bác sĩ về liều lượng dùng tổ yến, kết hợp với việc ăn nhiều rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ mỗi ngày. Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, chất béo như hảo sản, đậu, khoai, bánh mì, đồ uống có ga và đường.

Tham khảo các sản phẩm Tổ yến sào khánh hòa, cần giờ, việt nam, yến đảo  tại Siêu thị yến nhi : Tổ yến khánh hòa 

Add your comment

Secure Payments

Lorem ipsum dolor sit amet. Morbi at nisl lorem, vel porttitor justo.

Money Back Guarantee

Lorem ipsum dolor sit amet. Morbi at nisl lorem, vel porttitor justo.

Free Delivery

Pellentesque habitant morbi netus tristique senectus et malesuada.