Nấm linh chi Việt có nguồn gốc xuất xứ như thế nào?

Nấm linh chi Việt có nguồn gốc xuất xứ như thế nào? Hiện nay, việc sử dụng nấm linh chi để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe là rất phổ biến và cũng có khá nhiều chủng loại nấm linh chi du nhập vào thị trường nước ta như nấm linh chi của Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,…Tuy nhiên, với tinh thần “người Việt dùng hàng Việt” thì nấm linh chi Việt vẫn luôn được khá nhiều người tiêu dùng lựa chọn để sử dụng hay làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Vậy nhưng, liệu bạn đã biết nguồn gốc của loại nấm linh chi Việt này hay chưa? Rất có thể bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích mà bạn chưa biết đấy nhé.

Nấm linh chi được gọi với rất nhiều tên như Nấm vạn năng, Nấm thần tiên, Cỏ trường sinh hay Hạnh nhĩ,…trong đó tên gọi là Linh chi phổ biến nhất và đã được truyền tụng từ hàng ngàn năm nay trong rất nhiều truyền thuyết. Nấm linh chi được coi là dược thảo đứng đầu trong Thần Nông Bản Thảo Kinh là tác phẩm chuyên tập hợp tất cả những kinh nghiệm về dược vật từ đời Hán trở về trước. Theo cuốn kinh này thì các vị thuốc được chia ra làm ba loại: thượng, trung và hạ phẩm.

Như vậy, trong số 3 loại dược phẩm đã được phân chia thì nấm linh chi là dược loại đứng đầu của thượng phẩm, trên cả nhân sâm, là một dược thảo được xem là “thần kỳ”, có rất nhiều công năng, dùng lâu cũng không hại, có thể giúp con người ta diên niên trường thọ. Thời xưa thì chỉ có vua chúa và vương hầu mới biết tới chứ người bình dân thì chỉ nghe thôi mà không mấy khi được gặp phương thuốc quý hiếm này.

Theo tài liệu của Wang, X.J (S.T.Chang, 1993) đã cho thấy rằng nấm linh chi được trồng từ năm 1621 tại Trung Quốc, nhưng mãi cho đến năm 1971, khi mà nhà khoa học Nhật Bản Yukio Naoi trồng thành công loại nấm này trong phòng thí nghiệm thì kể từ sau đó kỹ thuật trồng nấm linh chi mới bắt đầu được phổ biến và lan sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, . . .trong đó có cả Việt Nam. Sau này mới gọi nấm linh chi được trồng ở nước ta là nấm linh chi Việt.

Nấm Linh Chi Việt

Nấm linh chi Việt Nam thường được trồng bằng mạt cưa của các loài cây như cao su, cọ dầu, liễu, … được phối trộn và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết khác như cám gạo, cám bắp, vôi hay thạch cao, . . . tùy theo từng công thức và chúng được làm ẩm đến 65-70%, sau đó được cho vào bịch PP hoặc PE hoặc lọ chịu nhiệt và nén chặt, có xoi lỗ vào giữa bịch và chúng được cho vào nồi hấp thanh trùng bởi hơi nước có áp suất hoặc không áp suất nhằm giết các vi sinh vật, các bào tử nấm mốc có trong cơ chất. Sau đó người ta để nguội chúng và được cấy giống đã thuần khiết, chọn lọc vào.

Nấm linh chi Việt được gọi với rất nhiều tên như Nấm vạn năng, Nấm thần tiên, Cỏ trường sinh hay Hạnh nhĩ,…trong đó tên gọi là Linh chi phổ biến nhất

Nấm linh chi Việt được gọi với rất nhiều tên như Nấm vạn năng, Nấm thần tiên, Cỏ trường sinh hay Hạnh nhĩ,…trong đó tên gọi là Linh chi phổ biến nhất

Thời gian ủ sợi thông thường kéo dài từ 25-40 ngày tùy theo thể tích bịch. Và thời gian ra quả thể cũng kéo dài từ 120 -150 ngày. Chu trình sản xuất nấm linh chi Việt Nam áp dụng theo công nghệ này thường phải kéo dài trong khoảng từ 5-6 tháng.

Nấm linh chi Việt được trồng trên kệ trong những trại nấm rất thoáng mát có mái che, không lệ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu thế nhưng tai nấm linh chi Việt lại chỉ nặng trong khoảng từ 25g – 60g, không có được những tai nấm to. Tuy vậy, bên cạnh một số ít cơ sở sản xuất không đảm bảo chất lượng thì có thể nói rằng hàng nội địa vẫn đảm bảo an toàn hơn so với hàng ngoài nước phải không các bạn? Vậy nên các bạn hãy cứ tin vào hàng Việt mình nhé!

Trên đây một số thông tin về nấm linh chi Việt mà chúng tôi đã chia sẻ tới bạn đọc, hy vọng rằng bài viết phần nào đem lại cho các bạn thêm những hiểu biết mới và góp phần củng cố niềm tin của bạn vào việc sử dụng hàng nội địa.

Comments1

Add your comment

Secure Payments

Lorem ipsum dolor sit amet. Morbi at nisl lorem, vel porttitor justo.

Money Back Guarantee

Lorem ipsum dolor sit amet. Morbi at nisl lorem, vel porttitor justo.

Free Delivery

Pellentesque habitant morbi netus tristique senectus et malesuada.