Cây cứt lợn

Hoa cứt lợn

Hoa cứt lợn

Cây cứt lợn – Cây thuốc Chữa Bệnh Phụ Nữ
Nhân dân thường dùng cây cút lợn làm thuốc chữa kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt, rong huyết sau khi sinh nở. Cây cứt lợn còn có tên cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi.
Tên khoa học Ageratum Conyzoides L.
Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae).

Mô tả cây cứt lợn

Mô tả cây cứt lợn :Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiẻu lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng l-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc.

Phân bố thu hái và chế biến cây cứt lợn

Phân bố thu hái và chế biến cây cứt lợn : Cứt lợn mọc hoang dại ở khắp nơi. Người ta hái toàn cây cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Thường hay dùng cây hơn,

Thành phần hoá học cây cứt lợn

Thành phần hoá học cây cứt lợn : Thành phần hoạt chất chưa rõ. Chỉ mới biết trong cây có khoảng 0,16% tinh dầu đặc (cây khô kiệt) tỷ trọng 1,109. Chỉ số axit 0,9, chỉ số este 11,2. Người ta nghi trong tinh dầu có cumarin.Trong hoa có 0,2% tinh dầu, có mùi gây nôn, tỷ trọng 0,9357, αD=9°27. Trong tinh dầu hoa lá đều có cadinen, caryophyllen, geratocrornen, demetoxygeratocromen và một số thành phần khác.

Cây cứt lợn

Cây cứt lợn

Theo Nguyễn Văn Đàn và Phạm Trương Thị Thọ (1973 Thông báo dược liệu) thì hàm lượng tinh dầu từ 0,7 đến 2%, tinh dầu hơi sánh đặc, màu vàng nhạt đến màu vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Chỉ số axit 4,5 chỉ số este 252 đến 254, αD từ -3°8 đến 503. Có tác giả lại tìm thấy ancaloid và saponin.Theo Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự (J. Ess. 0il Res. L 135-136 May-June,1980) thành phần chủ yếu của tinh dầu gồm precocenI(6- demethoxyageratochromen),precocen II (ageratochromen) và caryophyllen. Ba thành phần này chiếm 77% tinh dầu.

Tác dụng dược lý cây cứt lợn

Tác dụng dược lý cây cứt lợn : Năm 1965, y sĩ Điều Ngọc Thực ở Phú Thọ đã phát hiện thấy trong nhân dân dùng cây cứt lợn chữa viêm xoang mũi dị ứng, đã áp dụng trên bản thân và một số người khác thấy tác dụng tốt, Trên cơ sở thực tế kết quả lâm sàng, Đoàn Thị Nhu và cộng sự (0975 Dược học 4 và 5) đã xác định độc tính cấp LD-50 bằng đường uống là 82g/kg. Với liều độ bán mãn dùng trong 30 ngày không thấy gây những biến đổi bất thường đối với các hằng số sinh hoá trong một số xét nghiệm về cơ năng gan và thận. Trên súc vật thí nghiệm thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng phù hợp với những kết quả thu được trên thực tế lâm sàng điều trị viêm mũi cấp và mạn.

Công dụng và liều dùng cây cứt lợn

Công dụng và liều dùng cây cứt lợn : Nhân dân thường dùng cây cút lợn làm thuốc chữa bệnh phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở: Hái chừng 30-50g cây tươi, đem về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước và uống trong ngày, uống trong 3-4 ngày. Tác dụng chữa viêm xoang mũi dị ứng mới phát hiện: Hái cây tươi về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau. Hiện nay đã có một số nơi chế thành thuốc sắc sẵn. Phối hợp với nước bồ kết nấu nước gội đầu vừa thơm vừa sạch gầu trơn tóc.
Chú thích:
Đừng nhầm cầy cứt lợn nói đây với cây bông ổi (ngũ sắc) và cây hy thiêm nhiều nơi cũng gọi là cây cứt lợn.
Một số người thấy cây cứt lợn này có tác dụng tốt, nhưng tên lại xấu xí cho lên đã gọi cây này là cây ngũ sắc, ngũ vị hay còn gọi là cây bông ổi. Vậy chú ý tránh nhầm lẫn, dùng sẽ không thấy có tác dụng mong muốn.

Nguồn :  Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam tại Tin tức cây thuốc Siêu Thị Yến Nhi

Add your comment

Secure Payments

Lorem ipsum dolor sit amet. Morbi at nisl lorem, vel porttitor justo.

Money Back Guarantee

Lorem ipsum dolor sit amet. Morbi at nisl lorem, vel porttitor justo.

Free Delivery

Pellentesque habitant morbi netus tristique senectus et malesuada.